Bổ sung các chất dinh dưỡng cho con là một điều cần thiết để trẻ phát triển tốt về mặt tư duy và trí tuệ. Nhiều phụ huynh lo lắng về con mình tăng cân nhanh chóng và có khả năng béo phì. Cách giảm cân cho trẻ béo phì mà các bậc cha mẹ cần biết cho thông qua bài viết dưới đây!
Tìm hiểu nguyên nhân béo phì ở trẻ và cách giảm cân cho trẻ béo phì?
Điều đơn giản dễ nhận biết nhất mà các vị phụ huynh hay làm là thì các bậc cha mẹ cần biết chiều cao cũng như cân nặng của trẻ. Chẳng hạn: cân nặng ở mức cao hơn mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi 20% thì đó được gọi là béo phì. Những trẻ em có thân hình khá to nhưng không xuất hiện những ngấn mỡ thì không thể gọi là béo phì.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến bé nhà bạn béo phì có thể do nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp. Bạn có thể tham khảo có phải một trong những nguyên nhân dưới đây không nhé!
Di truyền: Những trẻ có bố hoặc mẹ bị béo phì thì chúng sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn gấp 4-8 lần so với những đứa trẻ khác. Vì thế cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ đúng cách nếu không muốn trẻ bị ảnh hưởng bởi tính di truyền.
Ăn quá nhiều chất béo, đường bột hoặc đạm: Nếu bố mẹ để con trẻ ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn, không bất cứ khi nào mà không có sự kiểm soát thì cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thừa cân.
Trẻ ít hoạt động: Đây cũng chính là nguyên nhân đi cùng với yếu tố ăn uống. Trẻ thường có xu hướng tĩnh tại, tức là chỉ thích độc truyện, xem tivi và đặc biệt là chơi điện tử mà không thích ra ngoài hít thở không khí cũng như là tập luyện thể thao. Theo nghiên cứu, những đứa trẻ bị trầm cảm, tự kỷ thì dễ nguy cơ mắc bệnh béo phì hơn là người thường.
Đó chỉ là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc trẻ bị béo phì, ngoài ra thì một số các yếu tố như ô nhiễm môi trường, ăn vặt hay mẹ lớn tuổi cũng chính là những nguyên nhân có thể gây ra chứng béo phì ở trẻ.
Có nên giảm cân cho trẻ béo phì ngay khi còn nhỏ?
Béo phì là một hội chứng cần được quan tâm và tìm cách khắc phục kịp thời. Béo phì ở trẻ là cơ sở dẫn đến béo phì ở người lớn và hầu hết những người lớn bị thừa cân đều có tiền sử béo phì ở lứa tuổi dậy thì.
Béo phì ở trẻ gây ra các nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tiểu đường luôn ở mức cao hơn người bình thường. Thêm vào đó là một số bệnh lý khác như sỏi mật, cơ xương khớp hay là thoát vị đĩa đệm.
Trẻ bị béo phì thường có những suy nghĩ tiêu cực hay mặc cảm, bị bạn bè trêu chọc dẫn đến tâm lý bị thay đổi, hay có xu hướng tách mình ra khỏi đám đông. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý trẻ về lâu dài cũng như khả năng học tập, hòa nhập cộng đồng.
Bố mẹ nên có cách giảm cân cho trẻ béo phì như thế nào?
Việc đầu tiên các quý phụ huynh nên làm là cần kịp thời điều chỉnh chế độ ăn sao cho hợp lý. Đồng thời kết hợp với các hoạt động thể lực, khuyến khích con thực hiện những bài tập thể dục đơn giản, vận động nhiều hơn mỗi ngày, tránh ngồi lì một chỗ.
Loại bỏ một số thói quen hay sở thích ăn uống không tốt ở trẻ. Bánh kẹo, sữa có đường hay những đồ ăn vặt tinh tinh chính là những loại thực phẩm khiến trẻ nhà bạn tăng cân không kiểm soát.
Hạn chế các món nhiều dầu mỡ, thay vào đó là nên chế biến các món luộc, hấp sẽ tốt hơn. Rau xanh, trái cây hay các loại sữa tách béo là thực phẩm tốt cho trẻ ngay trong giai đoạn này, vừa giúp cung cấp nguồn chất xơ, chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ vừa giúp giảm béo hiệu quả. Đặc biệt bố mẹ cần dạy cho coi cách kiểm soát thức ăn, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, ăn nhiều hơn vào buổi sáng, hạn chế ăn khuya sau 8h.
Hạn chế ăn khuya: Thời gian ăn không ảnh hưởng đến việc tăng cân nhưng vào ban đêm, khi các vận động của cơ thể hạn chế, trao đổi chất cũng có xu hướng chậm lại thì việc ăn đêm dẫn đến dư thừa calo và tích tụ mỡ, gây nên tăng cân nhanh chóng.
Bài viết trên chúng tôi hy vọng các bạn đã nắm được cơ bản các nguyên nhân gây ra béo phì ở trẻ nhà mình. Từ đó tìm ra được cách giảm cân cho trẻ hiệu quả thông qua những thói quen, sở thích ăn uống và sức khỏe ở trẻ nhé! Chúc bạn thành công!